Nhiều tàu công suất lớn ra ngư trường Trường Sa

Ngày 16-4, văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền vừa ký quyết định phê duyệt danh sách tàu cá của tỉnh này đăng ký thường xuyên hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển xa năm 2014.

khai thác
Ông Nguyễn Văn Tuy, xã Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc) chuẩn bị ngư cụ đi khai thác hải sản tại ngư trường Trường Sa - Ảnh: Hà Đồng

Theo đó, từ đầu năm 2014 đến nay có bảy tàu cá (công suất từ 300-540CV) của ngư dân huyện Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn đăng ký thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu bà con ngư dân vươn khơi đánh bắt tại ngư trường Trường Sa.

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT, các ngành liên quan hướng dẫn, yêu cầu các chủ tàu cá hoạt động trên vùng biển xa thực hiện tốt các quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Tuy - chủ tàu cá mang số hiệu TH 90789-TS (trú tại thôn Thành Lộc, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) - cho biết: “Năm nay tôi và ba ngư dân xã Ngư Lộc đăng ký hoạt động khai thác hải sản thường xuyên ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa bằng nghề chụp mực, lưới rê, vây khơi. Các năm trước tôi đã thử nghiệm đi vài chuyến đánh bắt hải sản ở ngư trường phía Nam, trong đó có vùng biển quanh quần đảo Trường Sa, thấy có hiệu quả. Đánh bắt tại ngư trường này dù phải đi khá xa, dài ngày, nhưng chúng tôi được học thêm kinh nghiệm vươn khơi xa của bà con ngư dân các tỉnh phía Nam”.

Được biết, ngư trường truyền thống của ngư dân Thanh Hóa là vùng biển phía bắc thuộc Vịnh bắc bộ, ngư trường Thanh Hóa, Nghệ An. Hai năm trở lại đây, hàng chục tàu cá công suất lớn của Thanh Hóa đã vươn ra ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản, bước đầu có hiệu quả.

Năm 2013, nhiều tàu cá của ngư dân huyện Hậu Lộc, thị xã Sầm Sơn khai thác hải sản ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa đã được UBND tỉnh hỗ trợ chi phí nhiên liệu với mức 50 triệu đồng/chuyến.

Báo Tuổi Trẻ, 16/04/2014
Đăng ngày 17/04/2014
Hà Đồng

Đến năm 2030 sẽ giảm dần số lượng tàu cá còn 83.600 chiếc

Đó là nội dung trọng tâm của Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc phát triển khai thác thủy sản phải bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Tàu cá Việt Nam
• 11:19 21/05/2024

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 20:29 29/05/2024

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá mú, cá chẽm

Cá chẽm, cá mú là loài các cá có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất trong nuôi thương phẩm, điều quan trọng là công tác quản lý phòng bệnh cá phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, trong đó quản lý môi trường nước nuôi và chất lượng thức ăn rất quan trọng, quyết định hơn 50% thành công trong nghề nuôi cá chẽm.

Cá mú
• 20:29 29/05/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 20:29 29/05/2024

Loài cá sống nhờ vào sự hợp tác của các khác

Giới thiệu về loài cá ép Cá ép, còn được gọi là cá bám tàu hay cá giác mút, là một họ cá có thân hình dài với đặc điểm nổi bật là cơ quan giác mút trên đỉnh đầu, được biến đổi từ vây lưng. Cơ quan này cho phép cá ép bám chặt vào các loài sinh vật biển lớn hơn như cá mập, cá voi, rùa biển, thậm chí cả tàu thuyền.

Cá ép
• 20:29 29/05/2024

Nghề nghêu tỉnh Bến Tre đạt chứng nhận MSC lần 3

Ngày 22 tháng 5 năm 2024, nghề Nghêu tỉnh Bến Tre một lần nữa lại được thắp sáng lên cùng với chứng nhận MSC lần 3. Đây cũng chính là vùng nuôi nghêu đầu tiên của Việt Nam đạt được chứng nhận này vào năm 2009.

Người dân
• 20:29 29/05/2024
Some text some message..